​​​​​​​Viêm phế quản phổi ở trẻ em.

Thứ hai - 08/01/2024 07:34
​​​​​​​Viêm phế quản phổi ở trẻ em.

Viêm phế quản phổi ở trẻ em.

 

Phế quản là một ống dẫn khí thuộc hệ hô hấp dưới, nằm nối tiếp phía dưới khí quản, ở ngang mức đốt sống ngực 4,5; sau đó phân chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào trong phổi tạo thành cây phế quản.

 Viêm phế quản phổi xảy ra khi tình trạng phế quản bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn, vi rút, sau tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên. Triệu chứng phổ biến nhất là ho, có sốt hoặc không sốt, có thể là ho có đờm. Hiểu đơn giản, đây là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thường gặp, do môi trường sống hiện nay khá ô nhiễm: bụi bẩn, vi khuẩn, vi rút có mặt thường xuyên trong không khí. Mặt khác, sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khi hít thở, dễ gặp phải các tác nhân gây hại mà không có sức kháng đỡ lại.

Bệnh không gây nguy hiểm nếu được kiểm soát và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không điều trị tốt lại gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho hệ hô hấp của trẻ sau này.

1. Viêm phế quản phổi là gì?

Viêm phế quản phổi là bệnh lý nhiễm trùng phổi. Khi các túi khí bên trong phổi chứa nhiều mủ cùng các chất dịch khác sẽ khiến cho oxy khó tiếp cận được với máu. Phế quản phổi bị viêm sẽ gây ra tình trạng viêm bên trong phổi, khiến các phế nang chứa nhiều dịch lỏng. Những chất dịch này làm suy yếu chức năng phổi và gây ra những vấn đề về đường hô hấp.

Thông thường, các dấu hiệu của bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ cho tới nặng. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do nhiễm trùng ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

 

2. Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm phế quản phổi

Tùy vào độ tuổi và nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản phổi mà trẻ sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Một số triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ là: thở rất nhanh, thở phát ra tiếng rên rỉ, thở khò khè, sốt, ho, nghẹt mũi, ớn lạnh, ói mửa, ngực bị đau, đau bụng, trẻ ít hoạt động, trẻ mất cảm giác thèm ăn hoặc ăn kém,…


Ngoài ra, những trẻ bị viêm phế quản phổi nặng còn xuất hiện những dấu hiệu như môi và móng tay chuyển sang màu xanh hoặc xám. Nếu bị viêm phế quản ở phần dưới của phổi gần với vùng bụng, trẻ nhỏ có thể bị đau bụng, sốt hoặc nôn nhưng không có vấn đề gì về đường hô hấp.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm phế quản phổi thường do các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm gây ra. Phần lớn các trường hợp trẻ nhỏ bị viêm phế quản phổi đều là do những loại virus như Rhinovirus, Adenovirus, virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus Parainfluenza.

 

Về cơ bản, bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ thường bắt đầu sau khi bé bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu sau khi virus xâm nhập và tấn công khoảng 2 – 3 ngày và gây ra hiện tượng đau họng, cảm lạnh. Sau đó, nó sẽ lan tới phổi khiến trẻ bị sốt cao đột ngột và thở nhanh một cách bất thường.

 

4. Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ

Khi trẻ bị viêm phế quản phổi, bố mẹ cần chăm sóc đúng cách và thực hiện những biện pháp sau để phòng ngừa bệnh cho con:

– Cần đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và cho bé uống nhiều nước. Trong 6 tháng đầu sau sinh, mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và bổ sung kẽm, vitamin D cho con.

– Đảm bảo nơi ở của con phải thoáng mát và hợp vệ sinh.

– Giữ gìn môi trường sống của trẻ sạch sẽ và không được để con tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi.

– Tiêm chủng phòng bệnh viêm phổi đầy đủ và đúng lịch.

– Thường vệ sinh mũi và họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý.

– Giữ ấm cho trẻ khi trời trở lạnh, mùa đông.

– Phát hiện và điều trị sớm, dứt điểm các bệnh về đường hô hấp cấp và mãn tính ở trẻ nhỏ.

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người bị viêm đường hô hấp cấp tính.

5. Cách điều trị bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ

Tùy thuộc vào nguyên nhân, dấu hiệu và mức độ nặng hay nhẹ của bệnh viêm phế quản phổi trẻ nhỏ, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Với những trường hợp viêm phế quản phổi nhẹ và chưa có biến chứng, bố mẹ có thể chăm sóc tại nhà theo sự tư vấn của bác sĩ. Theo đó, bố mẹ cần cho con ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần phải thông mũi cho con bằng cách nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, bố mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi và thuốc lá để hạn chế bệnh trở nên nặng hơn.

 

Khi trẻ có dấu hiệu như: sốt cao, hạ thân nhiệt, bỏ bú, chán ăn, thở khò khè, thở rít, ngủ li bì, quấy khóc, tím tái, thậm chí là co giật,… bố mẹ nên nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ điều trị kịp thời.

 

Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ. Tốt nhất, ngay khi con có dấu hiệu của bệnh viêm phế quản phổi, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ tới Trung tâm y tế Hạ Hòa để được bác sĩ khám, tư vấn và điều trị, tránh xảy ra những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ./. Hotline: 18008125 ( cuộc gọi miễn phí)

Theo: Hồng Thái – TTYT Hạ Hòa.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập60
  • Hôm nay7,539
  • Tháng hiện tại280,500
  • Tổng lượt truy cập10,754,537
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây