DẤU HIỆU SỚM CỦA ĐỘT QUỴ VÀ CÁCH GIẢM THIỂU NGUY CƠ ĐỘT QUỴ KHI TRỜI LẠNH GIÁ

Thứ năm - 25/01/2024 07:54
DẤU HIỆU SỚM CỦA ĐỘT QUỴ VÀ CÁCH GIẢM THIỂU NGUY CƠ ĐỘT QUỴ KHI TRỜI LẠNH GIÁ

DẤU HIỆU SỚM CỦA ĐỘT QUỴ VÀ CÁCH GIẢM THIỂU NGUY CƠ ĐỘT QUỴ KHI TRỜI LẠNH GIÁ

PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ ĐỘT QUỴ KHI TRỜI LẠNH GIÁ

DẤU HIỆU SỚM CỦA ĐỘT QUỴ VÀ CÁCH GIẢM THIỂU NGUY CƠ ĐỘT QUỴ KHI TRỜI LẠNH GIÁ

Khi trời lạnh, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời việc thay đổi nhiệt độ đột ngột (từ trong phòng ấm ra trời lạnh,...) nên dẫn đến tình trạng mạch máu co thắt mạch máu, cơ thể giữ nước. Từ đó có thể làm cho huyết áp tăng cao đột ngột nên dễ dẫn đến các tai biến như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
 

1. Nguyên nhân khiến nguy cơ đột quỵ tăng lên trong thời tiết giá lạnh?

Trời lạnh khiến cho mạch máu co lại, gây tăng huyết áp, sức cản ngoại vi tăng cao dễ gây đứt, vỡ mạch máu não dẫn đến xuất huyết não. Một nguyên nhân khác khiến dễ bị bệnh đột quỵ vào mùa lạnh là do số lượng hồng cầu, tiểu cầu tăng lên, dẫn đến làm tăng độ cô đặc của máu, từ đó làm tăng nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu.

Ảnh 2: Các nguyên nhân gây đột quỵ ( ảnh minh họa )

2. Các triệu chứng cảnh báo đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Đột quỵ thường được phát hiện với 7 dấu hiệu đặc trưng dưới đây:

  • Người bệnh có hiện tượng tê hoặc yếu cơ, đặc biệt là thường xảy ra ở một bên cơ thể
  • Người bệnh có dấu hiệu thay đổi thị lực ở một hoặc cả hai mắt
  • Xuất hiện cảm giác khó nuốt
  • Người bệnh bị nhức đầu nghiêm trọng không rõ nguyên nhân
  • Cảm thấy chóng mặt, đi lại khó khăn, khó cử động
  • Xuất hiện hiện tượng nói ngọng, khó nói, lưỡi bị tê cứng
  • Bị rối loạn trí nhớ.
 
  • Ảnh 2: Các dấu hiệu khi bị đột quỵ ( Ảnh minh họa )

Khi có các triệu chứng nói trên, bạn cần đến ngay bệnh viện. Không nên uống bất cứ loại thuốc nào, xoa bóp, bấm huyệt để tận dụng thời gian vàng 4h sau tai biến.

3. Những người có nguy cơ bị đột quỵ khi trời lạnh?

Những người có nguy cơ tim mạch chính là người có nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim:

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi khó thở nhiều, thở khò khè, đau mỏi cơ bắp, bị chuột rút.
  • Mạch đập quá nhanh hoặc quá chậm khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi bình thường.
  • Béo phì, thừa cân, ít vận động.
  • Hút thuốc lá thường xuyên hoặc uống rượu bia nhiều.
  • Người bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.
  • Nữ trên 45 tuổi, nam trên 40 tuổi cũng có nguy cơ cao hơn người trẻ tuổi.

Với những người từng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, trời lạnh sẽ làm tăng nguy cơ nặng/tái phát các bệnh nói trên.

4. Các biện pháp phòng tránh

Một trái tim khỏe mạch, một chế độ ăn uống khoa học và tập luyện phù hợp là biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch và đôt quỵ:

  • Cần tăng cường bổ sung các loại rau, trái cây nhiều chất xơ (bơ, cam, táo, chà là, chuối,...)
  • Tránh đồ chiên xào, đồ nướng, thịt đỏ và tất cả những đồ ăn chứa chất béo bão hòa. Đồng thời, nên ăn ít muối và hạn chế đường.
  • Loại bỏ các đồ uống có ga, đồ uống quá ngọt, thức ăn quá mặn ra khỏi chế độ ăn của mình.
  • Tránh các chất kích thích như trà đặc, rượu bia, cà phê, thuốc lá hoặc các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định.
  • Thường xuyên tập luyện thể lực bằng các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe, cầu lông,…. mỗi ngày 30p để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, giảm phần nào mỡ tích tụ trong vành mạch.

Khi có các dấu hiệu sớm của đột quỵ, hãy đến ngay Trung tâm y tế Hạ Hòa để được khám và điều trị kịp thời, tránh để lại di chứng nặng nề, gây hệ lụy suốt đời.

Hotline: 1800.8125 ( cuộc gọi miễn phí).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay8,086
  • Tháng hiện tại281,047
  • Tổng lượt truy cập10,755,084
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây