NHỮNG LƯU Ý KHI TIÊM VACCIN CÚM CHO TRẺ EM

Thứ tư - 10/01/2024 07:42
NHỮNG LƯU Ý KHI TIÊM VACCIN CÚM CHO TRẺ EM

NHỮNG LƯU Ý KHI TIÊM VACCIN CÚM CHO TRẺ EM

Đề kháng của trẻ em còn kém, chưa tự sản sinh ra kháng thể chống lại virus cúm, vì vậy dễ mắc bệnh. Hơn nữa, ảnh hưởng của cúm đến sức khỏe của trẻ là rất nghiêm trọng. Vì vậy, tiêm vắc xin cúm cho trẻ cần phải thực hiện nhanh chóng, tốt nhất là nên tiêm khi trẻ đủ 6 tháng tuổi trở lên.

1. Vì sao cần tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ mỗi năm?

Cúm là bệnh truyền nhiễm rất dễ mắc, đặc biệt ở những đối tượng có đề kháng kém như trẻ em. Việc tiêm phòng cúm cho trẻ là vấn đề mà các bậc cha mẹ nên quan tâm hàng đầu khi bé đã đủ 6 tháng tuổi.

Bệnh cúm thường diễn ra theo mùa, đặc biệt phát triển mạnh nhất vào mùa đông và mùa xuân. Đặc biệt, cúm thường biến đổi, tạo thành những chủng virus mới, dễ lây lan hơn, mang đến nhiều vấn đề về sức khỏe hơn. Vì vậy, việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ cần được tiến hành mỗi năm một lần để đảm bảo sức khỏe cho các bé. Nhiều trường hợp bệnh diễn biến nặng còn có thể dẫn tới tử vong.

Tiêm vắc xin cúm phòng  cúm hàng năm giúp trẻ:

– Đề kháng tốt hơn với các chủng virus cúm mới.
– Tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm xuất phát từ cúm, ảnh hưởng đến hệ hô hấp như tổn thương phổi, nhiễm trùng máu,…

– Vắc xin được cải tiến hàng năm để phù hợp với các chủng virus cúm mới. Khi tiêm nhắc lại hàng năm, cơ thể bé sẽ tạo ra kháng thể tốt hơn, đủ khả năng chống lại đủ 4 chủng virus.
 

2. Những lưu ý cần ghi nhớ khi tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ:

Đối với việc tiêm chủng, đặc biệt là tiêm cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề để đảm bảo chất lượng mũi tiêm cho con, sức khỏe của bé.
 

 Nên tiêm vắc xin cúm cho trẻ vào thời điểm nào?

Với khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam, dịch cúm thường xuyên phát triển mạnh và có thể lây lan nhanh chóng. Đặc biệt, tháng 3, tháng 4, tháng 10 mỗi năm là những thời điểm dịch cúm bùng phát mạnh mẽ nhất. Vì vậy, bố mẹ nên có kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho bé sớm, trước mùa dịch ít nhất từ 2 tuần đến 1 tháng.
 Một số trường hợp không nên tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ:

– Trẻ em chưa đủ 6 tháng tuổi.

– Trẻ từng có phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của vắc xin.

– Trẻ đang có triệu chứng sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính.

 Một số phản ứng trẻ có thể gặp sau khi tiêm phòng cúm:

Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc cảm thấy hơi đau tại vị trí tiêm chủng. Ngoài ra, với những phản ứng phụ khác hoặc trẻ sốt cao trên 38 độ, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ tại đơn vị tiêm chủng để được hướng dẫn.

Trung tâm y tế Hạ Hòa, với đội ngũ bác sỹ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi đưa con đến khám sàng lọc và tiêm chủng. Khách hàng có nhu cầu được tư vấn xin vui lòng liên hệ: 18008125 ( cuộc gọi miễn phí).

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay7,331
  • Tháng hiện tại280,292
  • Tổng lượt truy cập10,754,329
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây