Một số bệnh lý thường gặp trong mùa Lạnh.

Thứ sáu - 26/01/2024 10:03
Một số bệnh lý thường gặp trong mùa Lạnh.

Một số bệnh lý thường gặp trong mùa Lạnh.

Mùa đông là thời điểm tồi tệ cho sức khỏe của con người. Có một vài bệnh lý phổ biến xuất hiện trong thời tiết lạnh. Chúng ta hãy cùng điểm qua một vài bệnh lý cơ bản và cách phòng tránh, cách điều trị các bệnh lý đó.
 

Mùa đông là thời điểm tồi tệ cho sức khỏe của con người. Có một vài bệnh lý phổ biến xuất hiện trong thời tiết lạnh. Chúng ta hãy cùng điểm qua một vài bệnh lý cơ bản và cách phòng tránh, cách điều trị các bệnh lý đó.
Bệnh về đường hô hấp
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh về đường hô hấp là do virus và phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Cụ thể, bệnh nhân cần được ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, dùng thuốc giảm đau, hạ sốt. Nếu nhiễm trùng do virus nhưng gây ra bội nhiễm thêm vi khuẩn, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm thuốc kháng sinh. Những biến chứng do các bệnh về đường hô hấp gây ra, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp dưới rất nguy hiểm và người bệnh cần nhập viện để điều trị sớm. 

Khi thời tiết giao mùa, nhất là khi trời trở lạnh, hệ miễn dịch sẽ hoạt động kém hơn bình thường, nhất là những trường hợp người già và trẻ nhỏ. Hơn nữa, trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, virus gây bệnh cảm lạnh sẽ phát triển và dễ tấn công đường hô hấp. 

Vì trời lạnh nên chúng ta thường có xu hướng ở trong nhà, đóng cửa. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến không khí tù túng, lưu thông kém và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật tồn tại, sinh sôi và gây bệnh. 

Hơn nữa, vào mùa lạnh, nhất là các tỉnh ở phía Bắc nước ta, ngày thường ngắn hơn đêm, số giờ có ánh nắng mặt trời trong ngày cũng giảm, thậm chí có những thời điểm nhiều ngày liên tiếp không có ánh nắng mặt trời. Trong khi đó, ánh nắng mặt trời là yếu tố quan trọng để tiêu diệt hiệu quả các loại vi sinh vật. Như vậy có thể nói rằng, vào mùa đông, khi ánh nắng mặt trời ít đi thì các loại vi sinh vật sẽ hoạt động mạnh và dễ dàng gây bệnh hơn. 

 Để phòng bệnh, bạn nên đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh, rửa tay thường xuyên, vệ sinh không gian sống, tăng cường chăm sóc sức khỏe khi trời lạnh bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và tập luyện thể thao.


Bệnh về xương khớp: 
 

Lưu thông máu kém

Khi thời tiết lạnh, nhiệt độ hạ xuống thấp khiến mạch máu co lại, cơ thể cố gắng dự trữ năng lượng nên hoạt động lưu thông, tuần hoàn máu trong cơ thể kém hơn. Lưu thông máu kém đồng nghĩa với việc dịch khớp và máu nuôi khớp cũng không được cấp đủ, dễ dẫn tới tổn thương sụn, màng hoạt dịch khớp gây đau xương khớp.

 

- Co rút gân cơ khớp

Vào mùa đông, độ ẩm cao và nhiệt độ thấp cũng là nguyên nhân gây co rút gân cơ khớp, khiến các khớp khô cứng, giảm vận động và gây ra đau nhức.

- Rối loạn tuần hoàn

Nguyên nhân khác khiến đau xương khớp nặng hơn vào mùa lạnh là do rối loạn tuần hoàn tại nhiều vị trí như khớp, dịch khớp, thay đổi vận mạch, độ nhớt máu, xảy ra tình trạng muối kết tủa làm tổn thương xương khớp,…

- Bệnh khớp mạn tính

Ở người cao tuổi, tình trạng suy giảm miễn dịch cùng với bệnh lý xương khớp kéo dài nhiều năm tiến triển thành mạn tính sẽ thường gây đau nhức hơn.

Bệnh tim mạch 

Khi trời lạnh, lượng hormone catecholamine trong máu tăng lên. Hormone này làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và đồng thời khiến mạch máu co lại. Bên cạnh đó, số lượng tiểu cầu, hồng cầu tăng, tăng độ nhớt máu... dễ dẫn đến tăng tình trạng đông máu, dễ hình thành cục máu đông. Đây là thủ phạm gây bít tắc lòng mạch. Nếu cục máu đông gây tắc mạch máu não sẽ gây đột quỵ. Nếu tắc nghẽn ở lòng mạch vành sẽ gây nhồi máu cơ tim. 
 

Cách phòng tránh các bệnh mùa lạnh

Để bạn và người thân vượt qua thời tiết lạnh một cách an toàn, bạn hãy tham khảo một số lời khuyên sau đây:

- Mặc đủ ấm ngay cả khi ở trong nhà

- Che kín đầu và cổ khi đi ra ngoài thời tiết lạnh

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, tránh mất nước

- Ngủ đủ giấc ( khoảng 7 – 8 tiếng /ngày. Khi ngủ nên chú ý nhiệt độ trong phòng ngủ đủ ấm, duy trì khoảng 24 độ C)

- Duy trì hoạt động thể chất đều đặn

Các hoạt động thể lực bạn có thể tập trong nhà. Thời gian tập luyện tốt nhất là duy trì 30 phút mỗi ngày, đều đặn 5-7 ngày 1 tuần. Không nên ra ngoài đường trong thời tiết lạnh.

- Đo và theo dõi huyết áp hàng ngày

Bạn có thể tự kiểm tra huyết áp hàng ngày hoặc mỗi 3 ngày, ghi lại vào nhật ký. Mỗi ngày có thể đo 1-2 lần, sáng sớm ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Khi có các vấn đề về tim mạch, bạn có thể uống thuốc theo sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Hãy lắng nghe cơ thể và chủ động phát hiện sớm bệnh

Sẽ có lúc bạn cần phải lắng nghe cơ thể chính mình. Khi có các dấu chứng nghi ngờ, bạn cần thông báo ngay cho người thân và bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được cấp cứu điều trị kịp thời.

Trung tâm y tế Hạ Hòa, với đội ngũ y bác sỹ trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, thái độ phục vụ tận tình, sẽ luôn làm hài lòng mỗi người bệnh đến nơi đây. Hotline: 18008125.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay6,677
  • Tháng hiện tại279,638
  • Tổng lượt truy cập10,753,675
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây