Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ em vào mùa đông giá rét.

Thứ ba - 30/01/2024 22:44
Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ em vào mùa đông giá rét.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ em vào mùa đông giá rét.

Mọi người thường nghĩ rằng mùa Đông chỉ làm trẻ gia tăng các bệnh lý đường hô hấp. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn, virus gây bệnh đường tiêu hóa hoạt động mạnh. Các vi khuẩn, virus như Rotavirus, vi khuẩn E. coli dễ hoạt động trong trời lạnh, cộng với sức đề kháng của trẻ kém và trẻ chưa có ý thức vệ sinh cao nên càng dễ bị tổn thương. Trong đó, nguy hiểm nhất là khi trẻ mắc tiêu chảy. Tiêu chảy - bệnh đường tiêu hóa phổ biến ở trẻ vào mùa đông. Triệu chứng điển hình là trẻ sẽ bị đi ngoài và thiếu nước. Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiêu chảy là mất nước, mất muối quá nhiều trong cơ thể dễ dẫn đến trụy mạch và thậm chí tử vong nếu cơ thể không được bù nước kịp thời.
 

Ảnh 1: Tiêu chảy gây mệt mỏi cho trẻ


1. Các triệu chứng của tiêu chảy ở trẻ em: 
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Đây là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ, thường là do nhiễm virus gây bệnh đường ruột hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hoặc ăn phải thức ăn ôi thiu, kém chất lượng…

Từ 1 – 3 tháng tuổi, trẻ đi tiêu bình thường ít nhất 2 lần/ngày. Một số trẻ chỉ đi tiêu 1 lần/tuần. Khi được 2 tuổi, trẻ đi tiêu ít nhất 1 lần/ngày. Phân trẻ thường mềm, đóng khuôn. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có số lần đi tiêu khác nhau, có trẻ đi tiêu mỗi 2 ngày 1 lần.

Trẻ được xem là bị tiêu chảy khi trong phân có nhiều nước hơn bình thường, hoặc đi tiêu trên 3 lần/ngày.

Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại bỏ vi trùng, và hầu hết các đợt tiêu chảy ở trẻ em sẽ kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy có thể xảy ra kèm theo sốt, buồn nôn và nôn, chuột rút và thậm chí phát ban. 

Ảnh 2: Triệu chứng điển hình của tiêu chảy là trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, mót rặn, trẻ quấy khóc.

Tiêu chảy có 2 dạng:

  • Tiêu chảy cấp ở trẻ: Trẻ đi ngoài phân lỏng kéo dài dưới 14 ngày. Nguyên nhân thường do thực phẩm hoặc nước bị nhiễm khuẩn hoặc do siêu vi.
  • Tiêu chảy mãn tính ở trẻ: Tiêu chảy kéo dài trong vài tuần. Tình trạng này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là do trẻ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm ký sinh trùng hội chứng ruột kích thích, hoặc không dung nạp hay dị ứng với thức ăn.

Biểu hiện thường thấy đầu tiên ở những trẻ bị tiêu chảy là những cơn đau bụng quặn thắt, sau đó là đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Tình trạng này lặp đi lặp lại trong nhiều ngày (trung bình từ 3 – 5 ngày). Ngoài ra, trẻ còn gặp phải một số triệu chứng khác như: 

  • Nhìn chung trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn.
  • Buồn nôn hoặc nôn thức ăn
  • Sụt cân nhanh
  • Sốt: Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, đôi khi có thể co giật
  • Tính chất phân: Lỏng, màu vàng hoặc xanh, có thể kèm đàm, máu hay thức ăn không tiêu.
  • Đau bụng, mót rặn khi đi cầu
  • Các triệu chứng mất nước: khát nước, khô miệng, tiểu ít, mắt trũng, khóc không nước mắt, thóp trũng ở trẻ nhỏ, dấu véo da mất chậm, li bì.
  • Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiêu chảy là mất nước, mất muối quá nhiều trong cơ thể dễ dẫn đến trụy mạch và thậm chí tử vong nếu cơ thể không được bù nước kịp thời.

2. Cách phòng bệnh đường tiêu hóa cho trẻ vào mùa đông

– Chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Chế độ ăn đủ dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, là cách phòng bệnh đường tiêu hóa cho trẻ vào mùa đông rất tốt. Từ đó sẽ củng cố hệ tiêu hóa của trẻ, ngăn chặn được nhiều loại vi khuẩn khi chúng muốn xâm nhập cơ thể. Cần cho trẻ ăn uống giàu dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm như: rau xanh, trái cây, ngũ cốc…
 

– Cho trẻ uống đủ nước, các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Để đảm bảo sau này con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất là trong 6 tháng đầu đời.

Ảnh 3: Cho trẻ uống đủ nước để có 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh

– Cho trẻ vận động, vui chơi, tăng cường thể chất. Những hoạt động này sẽ giúp trẻ nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.

– Tiêm phòng và khám định kì đầy đủ cho trẻ. Đây là một cách phòng bệnh đường tiêu hóa cho trẻ vào mùa đông rất hiệu quả. Để ngăn chặn và loại bỏ nguy cơ lây nhiễm bệnh, cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ các loại vắc- xin cần thiết.

3. Nguyên tắc điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà: 



Khi trẻ đang trong quá trình điều trị tiêu chảy, cha mẹ hãy nên cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất cho trẻ bị đi ngoài nhiều lần gây ra. Thức ăn dành cho trẻ nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy vậy, vẫn phải đảm bảo đa dạng về chất, giàu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ nhanh phục hồi. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy quá 3 ngày không khỏi hoặc có các dấu hiệu mất nước nhiều: nôn nhiều, ít tiểu, mắt trũng, thóp trũng, vết véo da mất chậm, (trường hợp nặng trẻ có thể li bì, hôn mê) cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. 

Trung tâm y tế Hạ Hòa, với đội ngũ bác sỹ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, thái độ phục vụ tận tình, sẽ luôn làm hài lòng từng quý người bệnh!
Hotline: 18008125 (miễn phí cuộc gọi)


 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay14,294
  • Tháng hiện tại278,861
  • Tổng lượt truy cập10,752,898
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây