TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ VÀ NGUY CƠ CHO MẸ VÀ BÉ

Thứ ba - 26/12/2023 09:39

TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ VÀ NGUY CƠ CHO MẸ VÀ BÉ


Tăng huyết áp thai kỳ là biến chứng nội khoa thường gặp ở 5 – 10% phụ nữ mang thai và là một rong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong cho người mẹ. Tăng huyết áp khi mang thai nếu không được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tiền sản giật, sản giật, thai nhi có nguy cơ chết lưu hoặc sinh non. Vậy, tăng huyết áp thai kỳ là gì? Thai phụ cần lưu ý những gì để phòng chứng cao huyết áp khi mang thai? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
 

1. Tăng huyết áp thai kỳ là gì?

Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Huyết áp được thể hiện bằng hai chỉ số: huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hay là chỉ số trên), bình thường từ 90-139 mmHg ( Milimet Thủy Ngân) và huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hay chỉ số dưới), bình thường từ 60-89 mmHg ( Milimet Thủy Ngân)
Nếu các chỉ số đó
cao hơn bình thường thì được gọi là Tăng huyết áp.

 

2. Các thể tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai

Có nhiều thể tăng huyết áp khác nhau ở phụ nữ có thai:Tăng huyết áp thai kỳ: Xác định khi tăng huyết áp xảy ra ở thai kỳ nhưng không có dấu hiệu tiền sản giật khác. Tăng huyết áp có thể trở lại bình thường sau sinh 12 tuần hoặc trở thành tăng huyết áp mạn nếu huyết áp tiếp tục sau đó.

  • Tiền sản giật: Thường được chẩn đoán dựa vào protein niệu ( thông qua xét nghiệm nước tiểu)và huyết áp tăng xảy ra sau tuần thứ 20 ở thai phụ có huyết áp bình thường trước đó.Tiền sản giật xuất hiện thường xuyên hơn trong lần mang thai đầu tiên, đa thai, thai trứng, hội chứng kháng Phospholipid hoặc tăng huyết áp mạn tính, bệnh thận hoặc đái tháo đường. Tiền sản giật thường liên quan với chậm phát triển thai do suy nhau và là nguyên nhân thường gặp của sinh non. Vì dấu hiệu Protein niệu có thể là biểu hiện muộn nên bác sĩ cần nghi ngờ tiền sản giật khi có tăng huyết áp mới mắc, đi kèm với đau đầu, rối loạn thị giác, đau bụng hoặc bất thường xét nghiệm đặc biệt là tiểu cầu thấp và/hoặc bất thường chức năng gan ( thông qua xét nghiệm máu).

 

  • Tăng huyết áp mạn tính: Là tăng huyết áp ở tuần thai thứ 20 hoặc chỉ sau tuần thai thứ 20 nhưng kéo dài đến 6 tuần sau sinh.
  • Tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mạn tính: Khả năng này xảy ra cao khi phụ nữ bị tăng huyết áp có thêm protein niệu lần đầu hoặc phụ nữ vốn đã bị tăng huyết áp và protein niệu, nay lại tăng đột ngột huyết áp hoặc protein niệu, giảm tiểu cầu hoặc tăng men gan.

3. Tăng huyết áp thai kỳ có nguy hiểm không?

Đối với mẹ: Tăng huyết áp khi mang thai nếu không được kiểm soát thì có thể dẫn đến các tai biến cho sản phụ như nhau bong non, tai biến mạch máu não, suy tạng.

Với thai nhi: Nếu cơ thể mẹ bị tăng huyết áp thai kỳ, tình trạng máu nuôi kém, thai nhi có thể bị nhẹ cân hay suy dinh dưỡng. Nguy hiểm nhất là tình trạng sinh non, chết lưu hay buộc lòng phải cho con ra đời sớm để giảm bệnh lý cho mẹ vì các bệnh lý huyết áp của thai kỳ đa số đều giảm rõ rệt sau khi thai được sinh ra. Tăng huyết áp khi mang thai cũng lấy ngưỡng là 140/90mmHg (ngưỡng cần điều trị).

4. Phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ

Để phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ, bên cạnh việc khám thai đều đặn theo lịch, đo huyết áp thường xuyên, thai phụ cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để hạn chế những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp:

  • http://trungtamytehuyenhahoa.vn/uploads/news/2023_12/image.png Hạn chế sử dụng nhiều muối trong chế biến thức ăn.
  • http://trungtamytehuyenhahoa.vn/uploads/news/2023_12/image_1.png Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày.
  • http://trungtamytehuyenhahoa.vn/uploads/news/2023_12/image_2.png Tăng lượng protein nạp vào, giảm những thực phẩm chiên, xào, đồ ăn vặt.
  • http://trungtamytehuyenhahoa.vn/uploads/news/2023_12/image_3.png Nghỉ ngơi hợp lý.
  • http://trungtamytehuyenhahoa.vn/uploads/news/2023_12/image_4.png Tập thể dục đều đặn.
  • http://trungtamytehuyenhahoa.vn/uploads/news/2023_12/image_5.png Tránh uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích như caffeine.
  • http://trungtamytehuyenhahoa.vn/uploads/news/2023_12/image_6.png Có thể sử dụng thêm thuốc bổ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

 

Tăng huyết áp thai kỳ là bệnh lý nội khoa thường gặp nhất trong thời kỳ thai sản. Việc quan trọng cần làm là theo dõi sát huyết áp trước và trong khi mang thai.

Nếu có tình trạng tăng huyết áp xảy ra, cần nhanh chóng đến
Khoa CSSKSS - Trung tâm y tế Hạ Hòa để được khám và điều trị kịp thời nhằm đem lại sức khỏe tốt nhất cho thai phụ và thai nhi. Hotline: 1800.8125 ( cuộc gọi miễn phí ).


 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập108
  • Hôm nay4,719
  • Tháng hiện tại277,680
  • Tổng lượt truy cập10,751,717
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây