BẠO LỰC GIA ĐÌNH – HÀNH VI CẦN LÊN ÁN VÀ XỬ LÝ NGHIÊM KHẮC

Thứ năm - 16/05/2024 08:55

BẠO LỰC GIA ĐÌNH –

HÀNH VI CẦN LÊN ÁN VÀ XỬ LÝ NGHIÊM KHẮC

 

Bạo lực gia đình đã và đang là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em, làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho các thành viên trong gia đình mà còn vi phạm nghiêm trọng

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ VẤN ĐỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH - Tin hoạt động của phường - Xã Tân Cương

1. Thế nào là hành vi bạo lực gia đình?

Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

- Cưỡng ép quan hệ tình dục;

- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Các hành vi bạo lực quy định nêu trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

 

Bạo lực gia đình và các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình

Lưu ý: Các hành vi bạo lực gia đình nêu trên là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 1 Điều 8 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

Đồng thời, Điều 8 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 cũng nghiêm cấm các hành vi sau đây:

- Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

- Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

- Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

- Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

- Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.

- Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

 

2. Ảnh hưởng của Bạo lực gia đình đến cá nhân và xã hội:

Bạo lực gia đình (BLGĐ) ảnh hưởng tiêu cực đối với nạn nhâ, gia đình và xã hội, đe dọa sự bền vững của gia đình và ảnh hưởng xấu đến tất cả các thành viên gia đình, nhất là trẻ em lớn lên trong môi trương bạo lực.

Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe và trật tự xã hội, đến kinh tế thông qua các chi phí chữa bệnh, nghỉ ốm và mất năng suất lao động từ phía nạn nhân.

Hậu quả đối với nạn nhân:

 Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và sự tồn tại; Bạo lực càng tiếp diễn lâu ngày thì càng xảy ra thường xuyên và càng nghiêm trọng hơn đối với nạn nhân; Bạo lực có thể dẫn đến cái chết đối với nạn nhân; Nạn nhân có thể bị hoảng loạn về tinh thần, mắc chứng trầm cảm và các dạng tiêu cực khác.

Hậu quả đối với gia đình:

Gánh nặng tài chính cho gia đình; Tổn hại đến mối quan hệ trong gia đình; Làm giảm khả năng lao động của người phụ nữ; Ảnh hưởng đến trẻ em khi phải chứng kiến bạo lực; Làm giảm tiêu chuẩn chất lượng sống của phụ nữ và trẻ em;

Hậu quả đối với kinh tế – xã hội:

Về kinh tế: Ở Việt Nam, một nghiên cứu của Liên hợp quốc ước tính tác động kinh tế của BLGĐ cho thấy, BLGĐ dẫn đến mất năng xuất lao động, ước tính 1,78% của GDP trong năm 2010;

Về xã hội: Làm băng hoại giá trị đạo đức, ảnh hưởng trực tiếp đến phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp và đạo đức lối sống trong gia đình.

3. Liệu có giải pháp nào để ngăn chặn bạo lực gia đình sớm?

-Cần phải sớm nhận diện các vụ xô xát để ngăn chặn bạo lực gia đình từ trong trứng nước, tránh bạo lực leo thang, gây nên những đổ vỡ, tổn thương không thể cứu vãn. Trước hết là tuyên truyền để người dân hiểu tác hại của bạo lực gia đình. Không phải sáng tát vợ một cái, chiều lại nói ngọt, tặng quà là rũ bỏ mọi đau đớn, lỗi lầm...

 

Bạo lực gia đình là gì? Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý thế nào?

Ngoài ra cũng cần nâng cao năng lực cho người làm công tác tuyên truyền ở cơ sở để họ nhận diện hành vi nào là bạo lực gia đình, khi có bạo lực gia đình cần làm gì để xử lý- trường hợp nào thì tư vấn, chuyện nào thì hòa giải, đến mức độ nào thì phê bình hay cảnh cáo, phạt, bắt giam… Trên hết, chính quyền phải hiểu nếu bạo lực gia đình không được xử lý ngay thì rất có thể một ngày xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay5,810
  • Tháng hiện tại278,771
  • Tổng lượt truy cập10,752,808
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây