TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG BẰNG XÉT NGHIỆM HPV
TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG BẰNG XÉT NGHIỆM HPV
- Tầm soát ung thư HPV là quá trình kiểm tra nhằm phát hiện sớm sự hiện diện của virus Human Papillomavirus (HPV) và những thay đổi bất thường ở cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Đây là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Xét nghiệm HPV genotype được thực hiện bằng cách kiểm tra mẫu tế bào cổ tử cung để xác định có nhiễm HPV hay không.
ảnh minh họa
- Mục đích của xét nghiệm HPV là để phát hiện nhiễm virus HPV. Xét nghiệm này được thực hiện trong một số trường hợp:
- Tầm soát ung thư cổ tử cung.
- Xét nghiệm HPV sau khi xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung cho ra kết quả bất thường.
-Thời điểm phụ nữ cần làm xét nghiệm HPV
Tất cả phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao. Những người có các triệu chứng bất thường như rong kinh, đau khi quan hệ tình dục, hoặc mắc viêm nhiễm phụ khoa mạn tính cũng cần chú ý đi khám sớm để phát hiện bệnh.
- Dưới 21 tuổi
Trong độ tuổi này, việc tầm soát ung thư cổ tử cung thường không cần thiết, ngoại trừ khi có các yếu tố nguy cơ đặc biệt hoặc triệu chứng bất thường.
- Từ 21 đến 29 tuổi
Phụ nữ trong độ tuổi này nên bắt đầu tầm soát bằng xét nghiệm Pap từ 21 tuổi và tiếp tục thực hiện mỗi 3 năm một lần. Dù có quan hệ tình dục sớm, việc tầm soát trước 21 tuổi không được khuyến nghị.
- Từ 30 đến 65 tuổi
Có ba phương án tầm soát cho độ tuổi này:
- Xét nghiệm HPV mỗi 5 năm.
- Kết hợp xét nghiệm Pap và HPV mỗi 5 năm.
- Chỉ xét nghiệm Pap mỗi 3 năm.
- Trên 65 tuổi
Phụ nữ trên 65 tuổi có thể ngừng tầm soát nếu các kết quả xét nghiệm trước đó bình thường. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu bất thường, vẫn nên tiếp tục kiểm tra định kỳ.
- Lưu ý, những phụ nữ có yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung, có thể cần làm xét nghiệm HPV sớm hơn, hoặc thực hiện các xét nghiệm tầm soát thường xuyên hơn:
- Xét nghiệm Pap smear trước đó bất thường.
- Đã được chẩn đoán tiền ung thư cổ tử cung.
- Đã được chẩn đoán mắc HPV.
- Trước đây từng bị ung thư cổ tử cung.
- Bị nhiễm HIV hoặc các bệnh lây qua đường tình dục khác.
- Kết quả xét nghiệm HPV sẽ cho biết người bệnh có nhiễm chủng HPV nguy cơ cao không. Kết quả này không khẳng định một người bị ung thư cổ tử cung nhưng đó là dấu hiệu cảnh báo.
Từ kết quả xét nghiệm HPV, bác sĩ sẽ cân nhắc dựa vào kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung, yếu tố nguy cơ, tuổi tác, tiền sử để xác định nguy cơ bị ung thư cổ tử cung hiện tại và tương lai. Từ đó chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm tiếp theo hoặc có kế hoạch điều trị, theo dõi thích hợp.
Virus HPV có tiến triển thành ung thư cổ tử cung sau nhiều năm hoặc hàng chục năm, vì vậy việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ là rất quan trọng để phát hiện những thay đổi bất thường của tế bào cổ tử cung trước khi chuyển thành ác tính.
Mọi phụ nữ từ 9-26 tuổi cần tiêm vaccine ngừa HPV và từ 30 tuổi nên làm xét nghiệm HPV định kỳ./.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn