PHÒNG TRÁNH CẢM LẠNH TRONG MÙA ĐÔNG GIÁ RÉT

Thứ năm - 04/01/2024 08:07
PHÒNG TRÁNH CẢM LẠNH TRONG MÙA ĐÔNG GIÁ RÉT

PHÒNG TRÁNH CẢM LẠNH TRONG MÙA ĐÔNG GIÁ RÉT

 

Khi trời vào Đông, nhiệt độ bên ngoài giảm xuống, kèm theo khí hậu khô hanh, khiến số người mắc các bệnh lý về đường hô hấp gia tăng. Các triệu chứng thường gặp là: hắt hơi, đau họng, chảy nước mắt, nước mũi, có thể sốt nhẹ... ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và sinh hoạt của người mắc bệnh. Đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh Cảm lạnh. 

Do có những triệu chứng gần giống nhau nên khá nhiều người nhầm lẫn giữa Cảm lạnh va Cảm cúm. Vậy Cảm lạnh cụ thể là gì, do đâu, và các phòng tránh như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

1. Cảm lạnh là gì
 Nếu bệnh cảm cúm bắt nguồn từ các loại virus cúm A và B thì tác nhân gây ra bệnh cảm lạnh thường là các loại virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Tuy mức độ không nặng như cảm cúm nhưng vẫn gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng cho các sinh hoạt thường ngày.

Ảnh 1: Người bệnh thấy rét nhẹ, đau đầu  và mệt mỏi ( Ảnh minh họa )

2. Nguyên nhân, triệu chứng thường gặp

Nguyên nhân

Bệnh thường xuất hiện khi trời lạnh và mưa, hoặc có thể trong thời điểm thay đổi thời tiết một cách đột ngột. Khi đó, cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn phát triển. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, nếu gặp điều kiện bất lợi có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan hô hấp như phổi, phế quản.

Bệnh cảm lạnh là virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là các virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Con đường chủ yếu để virus xâm nhập vào cơ thể con người là thông qua mắt, mũi, miệng, hoặc cũng có thể thông qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Triệu chứng thường gặp

Bệnh cảm lạnh thông thường sẽ chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau 1 tuần xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người bệnh, dưới đây là một số triệu chứng thường gặp nhất có thể kể đến:

  • Nghẹt mũi, khó thở.
  • Chảy nhiều nước mũi, nước mắt.
  • Ho.
  • Đau họng, viêm họng.
  • Đau đầu, đau nhức cơ thể.
  • Hắt hơi.
  • Sốt nhẹ.
  • Cảm thấy mệt mỏi trong người.

Ảnh 2: các triệu chứng thường gặp của cảm lạnh ( Ảnh minh họa )

Người bệnh có thể bị sốt nhẹ khi nhiễm bệnh

Một số người bệnh có thể bị mất vị giác, sưng hạch bạch huyết. Bên cạnh đó bạn còn hay cảm giác có áp lực trong tai và mặt khi bị cảm lạnh.

3. Trường hợp cần lưu ý: 

Đối với người trưởng thành, bạn cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu sau khi điều trị bằng thuốc nhưng vẫn có các triệu chứng như:

  • Sốt cao trên 38,5 độ C từ 5 ngày trở lên hoặc đột ngột bị sốt sau một thời gian ngừng sốt.
  • Thường xuyên có hiện tượng khó thở, thở khò khè.
  • Đau họng và đau đầu nhiều, kéo dài.
  • Bị xoang nghiêm trọng.

Trường hợp trẻ em bị cảm lạnh, bạn nên lưu ý đến trẻ thường xuyên hơn, do bệnh ở trẻ sẽ nguy hiểm hơn đối với người lớn. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến viêm phổi hoặc viêm phế quản ở trẻ. Vì vậy, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi trẻ có các triệu chứng sau:

  • Trẻ từ 1 - 4 tháng tuổi bị Sốt 38 độ C.
  • Sốt tăng hoặc kéo dài trên 2 ngày.
  • Các triệu chứng ở trẻ không được cải thiện hoặc có dấu hiệu tăng lên.
  • Trẻ bị ho, khó thở, thở khò khè.
  • Chán ăn, mệt mỏi.
  • Đau tai, đau đầu.
  • Buồn ngủ bất thường, rối loạn ý thức.

Ảnh 3: Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu khó thở, khò khè ( Ảnh minh họa )

4 . Các biện pháp phòng tránh

Hiện nay đang trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết có nhiều thay đổi đột ngột, đây là điều kiện thuận lợi để virus phát triển mạnh và xâm nhập vào cơ thể nếu bạn không có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt. Vì vậy, để tránh bị cảm lạnh, bạn cần làm và dạy cho trẻ cách thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Rửa tay sạch sẽ và thường xuyên với nước rửa tay hoặc xà phòng.Ảnh 4: Rửa tay thường xuyên để phòng tránh lây nhiễm các bệnh đường hô hấp ( Ảnh minh họa ) 
  • Không dùng chung đồ với người khác, đặc biệt là người bệnh cảm lạnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, đảm bảo không gian nơi ở luôn thoáng, đồ dùng trong nhà được khử trùng tránh vi khuẩn tích tụ.
Ảnh 5: Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên gọn gàng để tránh nguy cơ nhiễm bệnh ( Ảnh minh họa )
  • Chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách ăn uống khoa học, rèn luyện thường xuyên, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

 

Cảm lạnh là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, gây ra cảm giác mệt mỏi kèm theo các triệu chứng ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Tuy có thể tự khỏi sau một thời gian nhất định nhưng người bệnh không nên chủ quan vì nó có thể gây ra các biến chứng, đặc biệt nguy hiểm hơn ở trẻ nhỏ. Vì vậy, hãy đến bệnh viện khi các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm.

Trung tâm y tế Hạ Hòa, với đội ngũ bác sỹ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, luôn sẵn lòng phục vụ khách hàng và người bệnh. Hotline: 1800.8125 ( miễn phí) 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay7,279
  • Tháng hiện tại280,240
  • Tổng lượt truy cập10,754,277
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây