HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỀ PHÒNG SAY NÓNG, SAY NẮNG TRONG MÙA HÈ

Thứ bảy - 27/04/2024 23:58

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỀ PHÒNG SAY NÓNG, SAY NẮNG TRONG MÙA HÈ

1. Thế nào là say nắng, say nóng?
Say nóng là gì?

Say nóng là tình trạng cơ thể tăng nhiệt độ do ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường xung quanh ở mức cao và/hoặc do hoạt động thể lực quá mức, gây ra các biến chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương khiến bộ phận này bị rối loạn và mất kiểm soát. Tình trạng say nóng có thể phát triển thành say nắng (sốc nhiệt).

 

Say nắng là gì?

Say nắng là tình trạng cơ thể tăng nhiệt độ cao (trên 40 độ C), thường kết hợp với mất nước. Hệ quả là hệ thống điều hòa nhiệt của cơ thể bị mất kiểm soát, gây ra những rối loạn hệ hô hấp, thần kinh, tuần hoàn… Nguyên nhân là do tác động của nắng nóng hay các hoạt động thể lực quá mức. Tình trạng say nắng thường đi kèm với say nóng.

 

2. Phòng ngừa say nắng, say nóng trong mùa hè

Khi chỉ số nhiệt lên cao, tốt nhất bạn nên ở trong môi trường có không khí mát mẻ. Trường hợp phải ra ngoài khi trời nắng, bạn có thể ngăn ngừa hiện tượng say nắng bằng cách thực hiện các lưu ý sau: (3)

  • Bổ sung các loại nước trái cây giúp giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng
  • Mặc quần áo thoáng mát, thoải mái, sáng màu và đội mũ rộng vành
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên
  • Uống thêm nước. Để ngăn ngừa tình trạng mất nước, bạn nên uống ít nhất 1,5 lít nước lọc, nước trái cây hoặc nước ép rau củ mỗi ngày. Bạn cũng có thể dùng nước uống thể thao giàu chất điện giải trong những ngày nhiệt độ lên cao và độ ẩm xuống thấp.
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung khi tập thể dục hoặc làm việc ngoài trời. Khuyến nghị chung là uống khoảng 700ml nước vào thời điểm hai giờ trước khi tập thể dục và cân nhắc bổ sung thêm 250ml nước hoặc thức uống thể thao ngay trước khi tập. Trong khi tập thể dục, cứ sau 20 phút, bạn nên uống thêm 250ml nước ngay cả khi không cảm thấy khát.
  • Thay đổi hoặc hủy bỏ các hoạt động ngoài trời. Nếu có thể, hãy chuyển thời gian hoạt động ngoài trời vào những thời điểm mát mẻ nhất trong ngày, sáng sớm hoặc sau khi mặt trời lặn.
  • Tránh các chất lỏng có chứa caffeine hoặc rượu, vì các chất này có thể khiến tình trạng mất nước hơn trầm trọng hơn. Bạn cũng không nên uống viên muối khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Cách đơn giản và an toàn nhất để thay thế muối và các chất điện giải trong các đợt nắng nóng là uống đồ uống thể thao hoặc nước trái cây.
  • Trường hợp mắc bệnh động kinh/ bệnh tim, thận/ gan… đang ăn kiêng hạn chế chất lỏng; hoặc cơ thể có vấn đề về giữ nước, bạn cần tư vấn bác sĩ trước khi tăng lượng nước cho cơ thể.
  • Hạn chế ra ngoài đường khi thời tiết nắng nóng. Tạo không gian thoáng mát trong nhà, buông rèm cửa, che chắn ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng vào thời điểm nóng nhất trong ngày.

Các biện pháp ngăn ngừa say nắng khác

  • Theo dõi màu sắc nước tiểu. Nước tiểu sẫm màu hơn là dấu hiệu của tình trạng mất nước. Do đó, bạn nên đảm bảo uống đủ nước để duy trì nước tiểu có màu sáng.
  • Đo cân nặng trước và sau khi hoạt động thể chất. Theo dõi trọng lượng nước đã mất có thể giúp xác định lượng nước bạn cần uống.
  • Với những vận động viên bị say nắng do tập luyện, sau khi điều trị khỏi các triệu chứng nên được bác sĩ tư vấn kỹ về chế độ luyện tập để cơ thể thích nghi với nhiệt độ ngoài trời.

 

Trung tâm y tế Hạ Hòa, với đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao, thái độ phục vụ tận tình, không gian sạch sẽ, thoáng mát, luôn làm hài lòng người bệnh!

TTYT Hạ Hòa làm việc 24/24h tất cả các ngày trong tuần, kể cả các ngày nghỉ lễ, Tết. Hotline: 1800.8125

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay15,655
  • Tháng hiện tại99,824
  • Tổng lượt truy cập11,308,632
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây