DẤU HIỆU CHÂN TAY MIỆNG Ở TRẺ NHỎ BỐ MẸ NÊN BIẾT!

DẤU HIỆU CHÂN TAY MIỆNG Ở TRẺ NHỎ BỐ MẸ NÊN BIẾT!
Bệnh tay chân miệng ở trẻ khiến nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ rất lo lắng. Nếu thấy con của bạn nóng, sốt, xuất hiện nốt ở miệng, môi, trong lòng bàn tay, bàn chân… thì có thể đây là dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ. Vậy bệnh chân tay miệng là gì, dấu hiệu cụ thể trẻ bị chân tay miệng là gì, cách điều trị như thế nào…? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bênh tay chân chân miệng ở trẻ là gì?
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện nên thường không có khả năng chống lại các virus gây bệnh, đây là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh chân tay miệng cao nhất.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là dạng bệnh lây nhiễm, do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh có 2 thể nhẹ và thể nặng cụ thể như sau:
Bệnh tay chân miệng ở trẻ khiến nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ rất lo lắng.
– Bệnh tay chân miệng ở trẻ ở thể nhẹ do virus Coxsackievirus A16 gây ra sẽ không cần phải điều trị mà sẽ tự khỏi trong 7-10 ngày.
– Bệnh chân tay miệng ở trẻ do virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra là dạng bệnh thể nặng. Bệnh chân tay miệng ở thể nặng này cần được điều trị đúng và kịp thời nếu không rất nguy hiểm, dễ để lại biến chứng viêm màng não, viêm não, ảnh hưởng hệ hô hấp, thậm chí là dẫn đến tử vong
Dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ.
Dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ vào giai đoạn đầu sẽ có dấu hiệu đặc trưng như bệnh cúm, bé sẽ sốt từ 38-39 độ C, mệt mỏi, đau họng… Sau 1-2 ngày, thì các dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ mới xuất hiện cụ thể: Bé bị nổi bóng nước trên da, quanh miệng, trong má, lòng bàn tay chân, mông hoặc quanh hậu môn.
Các nốt ban này xuất hiện như một vết sẹo nhỏ, mờ, có màu đỏ và phẳng, dần dần phồng rộp như bóng nước, chứa dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ đau đớn. Thông thường thì dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ với bóng nước này sẽ biến mất khoảng 1-2 tuần.
Khi trẻ bị chân tay miệng thì ngoài dấu hiệu kể trên thì trẻ còn có các dấu hiệu sau:
|

Thông thường thì dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ với bóng nước này sẽ biến mất khoảng 1-2 tuần
– Sốt cao không hạ: Trẻ có dấu hiệu chân tay miệng có thể bị sốt cao trên 38,5 độc C kéo dài quá 48 giờ mà không hạ dù đã uống thuốc thuốc hạ sốt.
– Bị chân tay miệng, trẻ sẽ bị đau nhức cơ bắp, đau đầu, cứng cổ
– Trẻ nhỏ bị chân tay miệng thường hay bị chảy nước miếng vì đau họng
Khi bị chân tay miệng thì trẻ có dấu hiệu chán ăn, hoặc chỉ thích thức ăn dạng lỏng và thức uống lạnh.
– Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ còn là quấy khóc dai dẳng và kéo dài, có những trẻ còn quấy khóc cả đêm, cứ 15 – 20 phút lại tỉnh giấc và quấy khóc. Đây là hiện tượng trẻ bị bệnh chân tay miệng và nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
– Trẻ bị chân tay miệng có dấu hiệu bồn chồn, ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn; có thể hay giật mình- lúc này là biểu hiện bé bị nhiễm độc thần kinh, mẹ cần theo dõi cẩn thận.
Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Thông thường bệnh tay chân miệng ở trẻ thể nhẹ sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày tính từ lúc phát bệnh (dạng sốt nhẹ). Bệnh chân tay miệng ở trẻ không có phương pháp đặc trị nào, tuy nhiên, dù trẻ có dấu hiệu bệnh chân tay miệng thể nhẹ hay nặng cũng cần được thăm khám và mẹ có thể thực hiện chăm sóc, điều trị trẻ tại nhà theo đúng chỉ dẫn và đơn thuốc bác sĩ kê.
– Hạ sốt: Có thể cho trẻ bị chân tay miệng uống paracetamol hoặc ibuprofen để giúp hạ sốt, giảm đau miệng hoặc cổ theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.
– Trẻ bị chân tay miệng cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ, các vùng da bị tổn thương phải luôn giữ sạch, thoáng.
– Trẻ bị chân tay miệng có thể sử dụng dung dịch muối 0,9%, Kamistad để sát trùng miệng cho trẻ. Dùng dung dịch Betadin, Xanh methylen để bôi vào những vùng da có bọng nước vỡ giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
– Bổ sung nước cho trẻ có dấu hiệu bệnh chân tay miệng để tránh mất nước do sốt cao. Khi trẻ bị chân tay miệng, bố mẹ hãy cho bé ăn thức ăn lỏng, uống nhiều nước hoặc sữa đã được làm mát hoặc làm lạnh để giúp con tránh bị đau họng khi nuốt và tránh mất nước.
Lưu ý: Mọi loại thuốc điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ cần được bác sĩ chỉ định, bố mẹ không tự ý mua và bôi lên da trẻ nếu không muốn bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt khi trẻ có dấu hiệu bệnh chân tay miệng, cha mẹ tuyệt đối không áp dụng các bài thuốc dân gian truyền miệng khi không được chỉ định bởi bác sĩ.
Bệnh chân tay miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần quan sát những biểu hiện bệnh chân tay miệng ở trẻ như trên để có biện phát phòng ngừa và điều trị kịp thời. Nếu bé có bất kì dấu hiệu nào nghi ngờ bệnh chân tay miệng, bố mẹ cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa về cách chăm sóc và điều trị.
Trung tâm y tế huyện Hạ Hòa có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Nhi giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp thăm khám, chẩn đoán, điều trị bệnh chân tay miệng cho trẻ kịp thời, chính xác và an toàn hiệu quả nhất. Nếu còn thắc mắc về bệnh chân tay miệng hoặc đặt lịch hẹn khám, cha mẹ có thể liên hệ:
TỔNG ĐÀI: 1800.8125
WEBSITE: https://trungtamytehuyenhahoa.vn/
FANPAGE: https://facebook.com/trungtamytehuyenhahoa/photos_by
ZALO: https://zalo.me/ttythahoa
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn