U XƠ TỬ CUNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ PHÒNG NGỪA
- Thứ ba - 01/07/2025 03:03
- In ra
- Đóng cửa sổ này

U XƠ TỬ CUNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ PHÒNG NGỪA
U xơ tử cung là phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đây là loại khối u thường gặp ở trong và xung quanh tử cung hay còn gọi là u cơ trơn. Khối u hiếm khi phát triển thành ung thư nhưng nếu không được tầm soát và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
U xơ tử cung là gì?
U xơ tử cung hay còn gọi là nhân xơ tử cung là một bệnh lý lành tính của tử cung. U xơ là những khối u được cấu tạo bởi các tế bào cơ trơn và mô liên kết dạng sợi, chúng phát triển trong tử cung. Người ta ước tính rằng 70 – 80% phụ nữ sẽ phát triển khối u xơ trong tử cung ở một khoảng thời gian trong cuộc đời, tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng hoặc cần điều trị.
Khi phát hiện u xơ cổ tử cung, bác sĩ thường quan tâm đến vị trí u xơ tử cung, kích thước và số lượng khối u trên tử cung cũng như những triệu chứng bệnh gây ra. Tuỳ vào tình trạng, kích thước và số lượng khối u, người bệnh có thể gặp những triệu chứng khác nhau.
Theo thời gian, kích thước khối u sẽ to lên nhưng rất chậm. Khi người phụ bước vào thời kỳ mãn kinh, kích thước khối u sẽ có xu hướng nhỏ dần đi. Tuy nhiên, nếu qua thăm khám phát hiện khối u xơ sau tuổi mãn kinh to lên nhanh bất thường thì đó có thể là biểu hiện của bệnh lý ác tính.
Phân loại u xơ cổ tử cung
Cùng với kích thước và số lượng khối u, thì phân loại khối u cũng là điều có thể ảnh hưởng đến tiên lượng điều trị. Dựa vào vị trí của khối u có thể chia ra 3 loại u xơ chính bao gồm:
- U xơ dưới thanh mạc: Đây là loại khối u thường gặp nhất trong u xơ tử cung, khối u phát triển từ cơ tử cung hướng ra phía ngoài tử cung, tạo khối rõ ràng, có trường hợp khối u có thể có cuống gây xoắn và hoại tử u.
- U xơ trong cơ tử cung: Đây là khối u nằm hoàn toàn trong cơ tử cung, thường có nhiều khối làm cho tử cung to lên.
- U xơ dưới niêm mạc: Đây là loại u xơ ít gặp nhất, khối u phát triển từ cơ tử cung nhưng hướng và về phía lòng tử cung, đội lớp niêm mạc lên, có trường hợp khối u phát triển to ra và chiếm hết toàn bộ tử cung. Một số trường hợp u có cuống có thể thò ra ngoài dẫn tới nhiễm trùng.
- Trong một số trường hợp u xơ có thể xảy ra trong dây chằng rộng (trong dây chằng), vòi trứng, hoặc cổ tử cung.
Dấu hiệu nhận biết nhân xơ tử cung
- Kinh nguyệt nhiều hoặc chu kỳ kinh kéo dài;
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều;
- Chảy máu giữa các kỳ kinh;
- Đau và áp lực vùng chậu;
- Đi tiểu thường xuyên;
- Táo bón;
- Đau lưng dưới;
- Đau và chảy máu khi giao hợp;
- Khí hư ra nhiều;
- Cảm giác đầy bụng, chướng bụng;
- Khó mang thai;
Sau khi chị em trải qua thời kỳ mãn kinh, lượng hormone trong cơ thể suy giảm, do đó các triệu chứng của u xơ tử cung thường ổn định hoặc biến mất.
Nguyên nhân gây u xơ ở cổ tử cung
- Sự gia tăng nội tiết tố: Trong suốt thời gian hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt, estrogen và progesterone là những hormone sẽ làm cho vùng niêm mạc tử cung người phụ nữ dày lên., ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển u xơ tử cung. Khi mãn kinh, quá trình sản xuất hormone này chậm lại, u xơ có xu hướng teo lại.
- Do gen di truyền: Các chuyên gia đã tìm thấy sự khác biệt di truyền giữa u xơ và các tế bào bình thường khác trong tử cung. Bên cạnh vấn đề tuổi tác và chủng tộc, một vài yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển u xơ, trong đó có gen di truyền hay tiền sử gia đình.
- Do mắc bệnh lý phụ khoa: Viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung và viêm loét vùng tử cung… sẽ gây nhiều tổn thương lên vùng niêm mạc tử cung khiến niêm mạc tăng sinh quá mức cũng là nguyên nhân gây u xơ tử cung nhiều người gặp phải.
- Do thừa cân, béo phì: Những phụ nữ bị thừa cân hay béo phì có nguy cơ cao bị u xơ tử cung. Nguyên nhân là do vấn đề thừa cân này sẽ làm suy giảm đề kháng insulin, kéo theo sự suy giảm chức năng các bộ phận khác như: Thận, tuyến giáp và vùng dưới đồi. Khi đó, tuyến giáp là nơi có ảnh hưởng rất lớn đến các nội tiết tố nữ, từ đó dễ gây ra rối loạn tuyến giáp và dẫn đến hiện tượng cường estrogen dẫn đến gây u xơ tử cung.
Triệu chứng:
- Rong kinh, kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày hoặc ra máu nhiều.
- Đau bụng dưới, cảm giác nặng nề vùng hạ vị.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Tiểu nhiều lần hoặc khó tiểu nếu u chèn ép bàng quang.
- Táo bón nếu u chèn ép trực tràng.
- Khó thụ thai hoặc sảy thai liên tiếp.
Phương pháp chẩn đoán
- Siêu âm: Siêu âm là phương pháp chẩn đoán u xơ tử cung được sử dụng phổ biến nhất. Hầu hết các khối u được phát hiện thông qua siêu âm tử cung và phần phụ qua ổ bụng. Trước khi siêu âm, chị em cần nhịn tiểu để làm đầy bàng quang, lúc này bác sĩ sẽ đánh giá tổn thương một cách chính xác hơn. Bên cạnh đó một số trường hợp khối u xơ nằm ở dưới niêm mạc cần được siêu âm bằng đầu dò âm đạo
- MRI: Chụp cộng hưởng từ MRI được sử dụng để kiểm tra và đánh giá đặc điểm của khối u tốt hơn. Với phương pháp này có thể cung cấp cho bác sĩ về kích thước, số lượng và vị trí của các khối u xơ. Chúng ta cũng có thể phân biệt giữa u xơ và u tuyến, cũng như phân biệt với các bệnh lý ác tính khác của tử cung.
Cách phòng tránh nhân xơ tử cung
1. Khám phụ khoa định kỳ
- Nên khám 6 tháng đến 1 năm một lần, kể cả khi không có triệu chứng.
- Siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò âm đạo giúp phát hiện sớm u xơ nhỏ.
- Phát hiện sớm sẽ giúp dễ theo dõi và can thiệp kịp thời, tránh biến chứng.
2. Duy trì cân nặng hợp lý
- Béo phì làm tăng sản xuất estrogen, dễ hình thành u xơ tử cung.
- Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần.
- Ăn uống cân bằng: tránh thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đường và tinh bột tinh chế.
3. Ăn uống lành mạnh
- Tăng cường rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
- Ăn cá thay vì thịt đỏ (bò, heo); hạn chế nội tạng động vật.
- Hạn chế rượu bia, đồ uống có gas, thực phẩm chế biến sẵn.
- Bổ sung vitamin D, vitamin E và canxi từ thực phẩm tự nhiên hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ
- .
4. Điều hòa nội tiết tố tự nhiên
- Không tự ý sử dụng thuốc nội tiết (như thuốc tránh thai, nội tiết thay thế…) nếu không có chỉ định.
- Ngủ đủ giấc (7–8 giờ/ngày), giữ nhịp sinh học ổn định.
- Tập yoga, thiền hoặc thể dục nhẹ nhàng để điều hòa nội tiết và giảm stress
5. Tránh căng thẳng kéo dài
- Căng thẳng làm rối loạn hormone, ảnh hưởng đến hoạt động buồng trứng.
- Cần tạo thời gian nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần.
- Chia sẻ tâm lý với người thân, hoặc tìm đến chuyên gia khi cần thiết./.